Chứng tăng tiết mồ hôi quá mức dưới nách (mồ hôi nách) không phải là một bệnh lý đe dọa tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng cuộc sống. Tình trạng này kéo dài làm bạn khó chịu và mất tự ti? Đừng lo lắng quá, sau đây chúng tôi sẻ giới thiệu đến các bạn các phương pháp chữa tăng tiết mồ hôi (trị hôi nách) hiệu quả.
Chứng tăng tiết mồ hôi quá mức dưới cánh tay là gì?
Hyperhidrosis – là một dạng bệnh lý
- Ảnh hưởng 1% dân số
- Khiến người ta mặc cảm 71.8%
- Tuyệt vọng trong việc tìm kiếm giải pháp 48.7%
Sự toát mồ hôi không kiểm soát được có thể xảy ra ở nhiều bộ phận cơ thể kể cả ở bàn tay, bàn chân và dưới cánh tay (nách). Nhiệt độ tăng cao hoặc stress có thể làm mồ hôi toát ra nhiều hơn nhưng không phải là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.
Có nhiều biện pháp giúp cải thiện tăng tiết mồ hôi mà bạn có thể lựa chọn như sau:
#1. Dùng các thuốc chống chảy mồ hôi (antiperspirant) và liệu pháp ion hóa (iontophoresis)
Phương pháp dùng thuốc chống chảy mồ hôi là gần như phải bôi thuốc hàng ngày. Hơn nữa, ở một số người, nó có thể gây kích ứng da. Liệu pháp ion hóa là phương pháp đơn giản, không xâm lấn.
#2. Tiêm Botox (Botulinum toxin)
Là phương pháp rất mới, đã được FDA (Cơ quan Kiểm soát dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ) phê chuẩn cho điều trị tăng tiết mồ hôi nách vào năm 2004. Tiêm Botox tại chỗ để làm giảm triệu chứng tăng tiết mồ hôi là phương pháp tốt. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng tiêm Botox để điều trị tăng tiết mồ hôi nách, bàn tay, bàn chân và mặt khá an toàn và hiệu quả. Bất lợi của tiêm Botox là chi phí cao và hiệu quả đạt được chỉ khoảng một năm.
#3. Cắt hạch giao cảm bằng nội soi
Phương pháp này có hiệu quả cao, nhưng là một phẫu thuật lớn và có nhiều nguy cơ và phải gây mê toàn thân. Một nguy cơ phiền toái, với tỷ lệ khá cao (80%) khi dùng phương pháp cắt hạch giao cảm bằng nội soi để điều trị tăng tiết mồ hôi bàn tay là tăng tiết mồ hôi bù trừ. Vì thế, cắt hạch giao cảm bằng nội soi chỉ nên thực hiện khi tất cả các phương pháp kể trên thất bại.
#4. “Đốt” tuyến mồ hôi bằng laser
Từ thập niên 1970, laser CO2 đã được sử dụng để đốt tuyến mồ hôi. Phương pháp này có hiệu quả khá trong “khử” mùi hôi nhưng ít có tác dụng trong việc làm giảm tiết mồ hôi. Bất lợi của laser CO2 là gây đau, sưng và có thể có kích ứng da tại vùng chiếu laser điều trị. Và tái phát rất nhanh.
“Xóa” tuyến mồ hôi bằng phương pháp hút mỡ có sự trợ giúp của laser (laser-assisted lipolysis): Phương pháp này đạt được hiệu quả cao (> 90%), ít gây đau, gần như không để lại sẹo, an toàn và kéo dài cả về mùi hôi lẫn lượng mồ hôi tiết ra. Bên cạnh đó, lợi ích của phương pháp này là giảm sự “gồ ghề” của vùng nách, làm cho vùng da này mịn màng, tươi trẻ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét