Chào nha khoa. Người nhà tôi có hơi thở nặng mùi, mỗi khi nói chuyện thấy mất tự tin dữ lắm thậm chí hạn chế không muốn mở miệng. Theo như tôi biết thì ngoài hôi miệng còn có triệu chứng chảy máu chân răng, nhất là khi chải răng vào buổi sáng. Vậy theo bác sĩ thì người nhà tôi đang bị bệnh gì và xin hỏi là chữa trị như thế nào và ở đâu thì được? Chân thành cám ơn ạ.
Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là chuyện thường thấy ở rất nhiều người và nhất là khi bạn thức giấc vào buổi sáng. Đôi khi triệu chứng hôi miệng không phải là bạn đang mắc bệnh gì trầm trọng và theo như nghiên cứu thì có khoảng hơn 20% người mắc phải bệnh hôi miệng và ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hôi miệng khiến bạn thấy tự ti, sống khép mình, ít giao lưu tiếp xúc với ai và điều đó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như công việc hàng ngày.
Chảy máu chân răng và bệnh hôi miệng
Chảy máu chân răng có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi… nhưng thường gặp nhất là do viêm lợi. Cũng có một số trường hợp như thiếu vitamin, đái tháo đường, bệnh tim mạch… nhưng hầu hết là do vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng dễ gây viêm lợi, tụt lợi. Chảy máu chân răng cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở nặng mùi.
Bệnh hôi miệng cũng có rất nhiều nguyên nhân
– Khi vệ sinh không được kỹ thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, đặc biệt là giữa các kẽ răng và chúng sẽ bị vi khuẩn phân hóa tạo ra mùi hôi.
– Một số trường hợp nướu răng nhiễm trùng cũng tạo mùi hôi khoang miệng.
– Khi răng sâu có lỗ hổng sẽ rất thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn và sinh sản.
– Bựa vôi lâu ngày không được lấy sạch sẽ đóng thành từng mảng rất cứng, đây cũng là môi trường tốt cho vi khuẩn và dẫn đến hôi miệng. Chưa kể nếu để viêm nướu, chảy máu cũng là nguyên nhân dẫ đến hôi miệng.
– Lưỡi là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu khi bề mặt lưỡi là nơi các vi khuẩn có hại thường tập trung sinh sản, gây nên chứng hôi miệng. Nhất là những lưỡi có những dãi màu trắng che phủ. Chiếm 80 đến 90% những nguyên nhân gây ra hôi miệng.
– Nước bọt có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khô miệng có thể là do tuyến nước bọt kém họat động, tê liệt giây thần kinh mặt thứ VII, thiếu nước, thói quen thở bằng miệng, tuổi già, tiểu đường…
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét